Công ty TNHH 2 thành viên là gì?

Luật sư Nguyễn Thế Truyền

Posted by Nguyễn Thế Truyền on Tháng Tư 29, 2020

Công ty Trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên là một loại hình doanh nghiệp cơ bản được quy định cụ thể trong Luật Doanh nghiệp 2014. Vậy công ty TNHH 1 TV là gì? Hãy tìm hiểu ngay ở bài viết này.

Căn cứ
– Luật doanh nghiệp 2014
– Nghị định 78/2015/NĐ-CP

Nội dung

1. Công ty TNHH là gì?

Theo quy định tại Điều 4 Luật doanh nghiệp 2015 thì công ty TNHH gồm:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Theo quy định tại Điều 47 luật này:

Điều 47. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó:
a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50;
b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 48 của Luật này;
c) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các Điều 52, 53 và 54 của Luật này.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần.

2. Đặc điểm công ty TNHH 2 TV trở lên

Thành viên:
Đúng như cái tên, công ty TNHH 2 TV phải có tối thiểu 2 thành viên và tối đa là 50 thành viên (là tổ chức hoặc cá nhân) là chủ sở hữu công ty

Tư cách pháp nhân:
Công ty TNHH 2 TV có tư cách pháp nhân kể từ ngày cấp Giấy CNĐKDN

Huy động vốn:
Công ty có quyền huy động vốn bằng mọi hình thức trừ phát hành cổ phần

Nguyên tắc quản lý:
Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

3. Ưu nhược điểm

Ưu điểm

  • Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi vốn điều lệ
  • Số lượng thành viên không lớn (2-50) dễ thống nhất và chủ động phương án kinh doanh
  • Có thể huy động vốn

Nhược điểm

  • Khó phát triển với quy mô lớn, muốn phát triển cần thay đổi loại hình thành công ty cổ phần
  • Khó huy động vốn vì không được phát hành cổ phiếu