Hiệu lực của phán quyết trọng tài thương mại

Luật sư Nguyễn Thế Truyền

Posted by Nguyễn Thế Truyền on Tháng Tư 29, 2020

Trọng tài thương mại là một trong những phương án giải quyết văn minh đòi hỏi sự hợp tác tích cực từ các bên. Trọng tài thương mại sẽ ra phán quyết để chỉnh quan hệ và giải quyết tranh chấp.
Vậy hiệu lực của phán quyết là bao giờ? Hãy đọc bài viết dưới đây.

Căn cứ
– Luật trọng tài thương mại 2010

Nội dung

1. Trọng tài thương mại là gì?

Theo định nghĩa tại Luật trọng tài thương mại 2010 thì:

Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này.

Phán quyết của trọng tài thương mại là:

Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài.

Để tiến hành giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại thì cần tuân thủ theo một số nguyên tắc tại Điều 4 Luật này:

1. Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
2. Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.
3. Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
4. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
5. Phán quyết trọng tài là chung thẩm.

2. Hiệu lực của pháp quyết trọng tài thương mại

Với tính chất: “Phán quyết trọng tài là chung thẩm”, phán quyết của trọng tài có hiệu lực kể từ ngày ban hành, không bị kháng cáo, kháng nghị. Đây là đặc trưng của hoạt động giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài thương mại.

Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất của tố tụng trọng tài, nhân danh ý chí và quyền định đoạt của các bên đương sự. Các bên đương sự đã tự do lựa chọn và tín nhiệm người phán xử cho mình thì đương nhiên phải phục tùng quyết định của người đó.